HOTLINE : 1900 6446

Hỗ trợ khách hàng
1
Để mở tài khoản giao dịch Chứng khoán Phái sinh tại FPTS, tôi cần phải làm những thủ tục gì?

Để mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, Quý khách cần có tài khoản giao dịch Chứng khoán Cơ sở và ký Hợp đồng Mở tài khoản giao dịch Chứng khoán Phái sinh. Quý khách có 2 hình thức thực hiện ký Hợp đồng Mở tài khoản giao dịch Phái sinh.

1. Đăng kí trực tiếp tại quầy giao dịch

Quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết dưới đây và đến Trụ sở/chi nhánh và phòng giao dịch của FPTS để mở tài khoản giao dịch Chứng khoán Phái sinh:

* Khách hàng cá nhân

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân

* Khách hàng tổ chức

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người Đại diện theo pháp luật

2. Đăng kí dịch vụ trực tuyến và gửi Hợp đồng về FPTS

Quý khách truy cập vào tài khoản Giao dịch trực tuyến - EzTrade và đăng kí dịch vụ trực tuyến theo hướng dẫn tại đây

Lưu ý: Trường hợp Quý khách chưa có tài khoản Giao dịch Chứng khoán Cở sở, Quý khách cần thực hiện Mở tài khoản Chứng khoán Cơ sở theo hướng dẫn tại đây. Sau đó Quý khách tiếp tục ký Hợp đồng Mở tài khoản giao dịch Chứng khoán Phái sinh

2
Tôi muốn nộp tiền vào Tài khoản giao dịch Chứng khoán phái sinh tại FPTS thì thực hiện như thế nào? Nếu có tiền trong Tài khoản giao dịch Chứng khoán cơ sở, muốn chuyển tiền sang Tài khoản giao dịch Chứng khoán Phái sinh thì tôi phải làm gì?

Quý khách có thể nộp/chuyển tiền vào Tài khoản giao dịch Chứng khoán phái sinh tại FPTS bằng một trong các hình thức sau:

Trường hợp Quý khách đang có tiền trong Tài khoản giao dịch Chứng khoán cơ sở và muốn chuyển sang Tài khoản giao dịch Chứng khoán phái sinh, Quý khách thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tuyến qua trang đặt lệnh: https://eztrade.fpts.com.vn bằng một trong hai cách sau:

♦ Cách 1: Thực hiện tại màn hình giao dịch chứng khoán cơ sở

- Tại màn hình Giao dịch chứng khoán cơ sở chọn mục Chuyển tiền sau đó chọn Chuyển tiền ký quỹ CK Phái Sinh

- Số tiền: Nhập số tiền cần chuyển (Không được lớn hơn Số dư tối đa có thể thực hiện)

- Chọn Thực hiện để xác nhận lệnh

♦ Cách 2: Thực hiện tại màn hình giao dịch chứng khoán phái sinh

Quý khách vào Menu Dịch vụchọn Giao dịch chứng khoán phái sinh

- Tại màn hình EzFutures vào Menu Chuyển tiền chọn Nộp tiền vào TK phái sinh (từ CKCS)

- Số tiền thực hiện: Nhập số tiền muốn chuyển (Không được lớn hơn Số dư tối đa có thể thực hiện)

- Chọn Thực hiện để xác nhận lệnh

♦ Lưu ý

- Thời gian thực hiện giao dịch trực tuyến: 0h00-15h55 ngày làm việc.

3
Tôi nộp tiền vào tài khoản chứng khoán phái sinh nhưng ghi sai/thiếu nội dung nộp tiền, tôi phải làm gì?

Trong trường hợp Quý khách ghi sai/thiếu nội dung nộp tiền, xin vui lòng thực hiện Tra soát giao dịch:

1. Trường hợp ghi sai hoặc thiếu 1 trong 2 nội dung nộp/chuyển tiền: Số tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc Họ tên chủ tài khoản, xin vui lòng thực hiện Tra soát giao dịch theo hướng dẫn tại đây

2. Trường hợp ghi thiếu hoặc sai cả 2 nội dung nộp/chuyển tiền: Số tài khoản chứng khoán và Họ tên chủ tài khoản chứng khoán, xin vui lòng thực hiện Tra soát giao dịch theo hướng dẫn tại đây

4
Tôi đóng vị thế, muốn rút tiền mặt/chuyển tiền về tài khoản ngân hàng tôi phải làm gì? Và số tiền có thể rút/chuyển là bao nhiêu?

Quý khách đóng vị thế muốn rút tiền mặt/chuyển khoản từ tài khoản Giao dịch Chứng khoán Phái sinh (CKPS) về tài khoản ngân hàng của mình xin vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Rút tiền từ tài khoản ký quỹ tại VSDC về tài khoản CKPS tại FPTS theo hướng dẫn tại đây
  • Bước 2: Rút tiền từ tài khoản CKPS về tài khoản Chứng khoán Cơ sở (CKCS) theo hướng dẫn tại đây
  • Bước 3: Rút tiền mặt/chuyển tiền từ tài khoản CKCS sang tài khoản ngân hàng của khách hàng theo hướng dẫn tại đây

Quý khách có thể rút toàn bộ số dư tiền hiện có trên tài khoản phái sinh 

5
Nếu giao dịch phát sinh lỗ vị thế trong phiên, dù đã đóng hết vị thế, cuối ngày không thể rút toàn bộ tiền từ tài khoản ký quỹ VSDC về thì có phải trả phí quản lý tài sản ký quỹ cho VSDC hay không?

Quý khách vẫn phải trả phí quản lý tài sản ký quỹ cho VSDC trong trường hợp giao dịch phát sinh lỗ.

Ví dụ, quý khách có 300 triệu đồng tại tài khoản ký quỹ VSDC, trong phiên phát sinh lỗ 20 triệu đồng.

  • Số tiền ký quỹ bắt buộc phải để lại trên tài khoản ký quỹ VSDC là 20,000,000 / 80% = 25,000,000 đồng.
  • Cuối ngày, số tiền tối đa quý khách được phép rút từ tài khoản ký quỹ VSDC về là 275 triệu đồng.

Như vậy, VSDC vẫn tính phí quản lý tài sản ký quỹ trên số dư 25 triệu đồng không thể rút về.

6
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được tính toán dựa trên cơ sở nào?

Việc tính toán tỷ lệ ký quỹ ban đầu của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được thực hiện bởi Trung tâm Bù trừ dựa trên ước tính về mức độ thay đổi trong một ngày của giá Hợp đồng tương lai. Các Công ty Chứng khoán có thể quy định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cao hơn hoặc bằng tỷ lệ ký quỹ quy định. Trung tâm Bù trừ có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ này tùy vào điều kiện thị trường và tình hình thực tế giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào.

7
Tôi có thể kiếm được lợi nhận từ giao dịch Chứng khoán phái sinh khi thị trường giảm điểm không?

Khác với giao dịch chứng khoán cơ sở khi chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu tăng, giao dịch chứng khoán phái sinh cho phép kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm điểm. Khi dự đoán thị trường sẽ giảm điểm, nhà đầu tư có thể tham gia vị thế bán hợp đồng phái sinh. Nếu xu hướng giá trên thị trường đi đúng theo dự đoán, nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc đóng vị thế ở giá thấp hơn giá mở vị thế ban đầu.

8
Quy mô Hợp đồng tương lai được tính như thế nào?

Giống như giá của mỗi cổ phiếu, quy mô của mỗi Hợp đồng tương lai sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Quy mô một hợp đồng sẽ được tính theo công thức:

Quy mô một hợp đồng = Giá tài sản cơ sở * Hệ số nhân

* Ví dụ: Chỉ số VN30 ở mức 900 điểm, hệ số nhân do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định là 100.000 đồng. Như vậy, quy mô mỗi hợp đồng tương lai VN30 sẽ là 90 triệu đồng.

9
Tại sao Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 lại có ngày đáo hạn? Vào ngày đáo hạn của Hợp đồng thì điều gì sẽ xảy ra?

Khác với cổ phiếu, mỗi hợp đồng tương lai chỉ số đều có một ngày đáo hạn. Vào cuối ngày đáo hạn, hợp đồng đáo hạn sẽ ngừng giao dịch. Đồng thời, toàn bộ các vị thế đang mở của hợp đồng đáo hạn sẽ được coi là đóng vào cuối ngày và lãi/lỗ sẽ được thanh toán vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi hợp đồng đáo hạn, giá thanh toán cuối cùng (được tính toán dựa trên giá của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn) sẽ được sử dụng để tính toán lãi/lỗ cuối ngày đáo hạn (thay vì sử dụng giá thanh toán cuối ngày). Điều này khiến cho biến động giá tài sản cơ sở có thể tác động đến biến động giá của hợp đồng tương lai.

Với Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, ngày đáo hạn Hợp đồng được quy định là ngày thứ Năm tuần thứ ba của tháng đáo hạn hợp đồng. Tại bất kỳ thời điểm nào cũng có 4 hợp đồng tương lai chỉ số đang được giao dịch, với các tháng đáo hạn lần lượt là: tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn A đang có vị thế mua 1 hợp đồng VN30F1903. Hợp đồng này có ngày đáo hạn là 21/03/2019. Vào ngày 21/03/2019, khách hàng A có thể lựa chọn tiếp tục giữ vị thế mua hợp đồng tương lai. Nếu khách hàng A không thực hiện giao dịch đóng vị thế, thì đến hết ngày 21/03/2019, vị thế mua 1 hợp đồng chỉ số VN30 tháng 03/2019 mà A đang nắm giữ được coi là đóng vào cuối ngày, và khách hàng A không còn nắm giữ vị thế hợp đồng tương lai VN30F1903 từ ngày 22/03/2019 trở đi.

10
Vào ngày đáo hạn của hợp đồng nếu tôi không đóng vị thế thì giá thanh toán sẽ tính như thế nào?

Theo Quyết định số 61/QĐ-VSD ngày 16/5/2022 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) ban hành Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2022, cách tính Giá thanh toán cuối cùng của Hợp đồng tương lai Chỉ số VN30 được thay đổi như sau:

Thay đổi phương pháp tính giá thanh toán cuối cùng (FSP) của Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 từ “là giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng” thành “là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục”.